“Năm 2017, Hưng Thịnh dự kiến tung ra thị trường khoảng gần 8.000 sản phẩm. Đây cũng là năm đánh dấu việc tập đoàn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh BĐS khách sạn và du lịch”, ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hung Thinh Corporation chia sẻ.
Ông cảm nhận thị trường BĐS hiện nay đang có sự chuyển biến gì đáng chú ý và đâu là địa bàn đầu tư trọng điểm các dòng sản phẩm chủ lực của Hưng Thịnh trong thời gian tới?
Theo tôi, nhiều nhà đầu tư BĐS hiện nay bắt đầu nhìn nhận thị trường một cách thực tế hơn từ kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình đầu tư kinh doanh. Biểu hiện rõ nhất là một số công ty BĐS lớn chuyển hướng, quay sang đầu tư dòng sản phẩm giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền sau khi có nhiều cảnh cáo về sự bội cung của BĐS cao cấp.
Hưng Thịnh có truyền thống tập trung phát triển nhà ở vừa túi tiền, tiện ích và tiện nghi vượt trội dành cho người có thu nhập ổn định, giới trẻ 8X, 9X. Dự án của Hưng Thịnh phần lớn phân bổ ở các quận, huyện ven đô, với khoảng cách di chuyển vào trung tâm từ 7 đến 10km, dịch vụ và giao thông kết nối thuận lợi. Đó cũng là một thế mạnh của Hưng Thịnh khi bám sát xu hướng, chủ trương đầu tư đột phá hạ tầng giao thông, hình thành các khu đô thị vệ tinh phục vụ giãn dân.
Bên cạnh khu Đông thành phố, Hưng Thịnh cũng muốn mở rộng ra cửa ngõ phía Tây, bao gồm cả Tây Bắc và Tây Nam TP.HCM. Đây là vùng đất có nhiều triển vọng để đầu tư phát triển bất động sản, hình thành nên những khu đô thị tầm cỡ, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng khách hàng các tỉnh miền Tây Nam Bộ lên TP.HCM học tập và làm việc.
Theo tôi, nhiều nhà đầu tư BĐS hiện nay bắt đầu nhìn nhận thị trường một cách thực tế hơn từ kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình đầu tư kinh doanh. Biểu hiện rõ nhất là một số công ty BĐS lớn chuyển hướng, quay sang đầu tư dòng sản phẩm giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền sau khi có nhiều cảnh cáo về sự bội cung của BĐS cao cấp.
Hưng Thịnh có truyền thống tập trung phát triển nhà ở vừa túi tiền, tiện ích và tiện nghi vượt trội dành cho người có thu nhập ổn định, giới trẻ 8X, 9X. Dự án của Hưng Thịnh phần lớn phân bổ ở các quận, huyện ven đô, với khoảng cách di chuyển vào trung tâm từ 7 đến 10km, dịch vụ và giao thông kết nối thuận lợi. Đó cũng là một thế mạnh của Hưng Thịnh khi bám sát xu hướng, chủ trương đầu tư đột phá hạ tầng giao thông, hình thành các khu đô thị vệ tinh phục vụ giãn dân.
Bên cạnh khu Đông thành phố, Hưng Thịnh cũng muốn mở rộng ra cửa ngõ phía Tây, bao gồm cả Tây Bắc và Tây Nam TP.HCM. Đây là vùng đất có nhiều triển vọng để đầu tư phát triển bất động sản, hình thành nên những khu đô thị tầm cỡ, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng khách hàng các tỉnh miền Tây Nam Bộ lên TP.HCM học tập và làm việc.
Moonlight Boulevard là dự án mới nhất sẽ được Hung Thinh Corp giới thiệu rathị trường trong thời gian tới.
Để hiện thực hoá chiến lược đầu tư kinh doanh trong thời gian tới, ông có thể cho biết Công Ty Hưng Thịnh đã có sự chuẩn bị ra sao về quỹ đất và thu xếp tài chính nhằm đảm bảo tính khả thi cho các dự án?
Dự kiến năm 2017 Hưng Thịnh sẽ cung cấp ra thị trường trên 5.500 căn hộ ở, 1.000 nền đất, 250 biệt thự biển và 1.000 căn hộ du lịch. Năm 2017 là năm đánh dấu Tập Đoàn Hưng Thịnh tham gia lĩnh vực Khách sạn và Du lịch. Theo đó Hưng Thịnh sẽ khai thác 200 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao và triển khai xây dựng chuỗi khách sạn, resort từ 3 đến 4 sao.
Để hiện thực hoá chiến lược đã được đề ra, Hưng Thịnh đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng từ khâu quản trị, nhân lực, tài chính và quỹ đất... Năm 2016, chúng tôi đã tiến hành M&A và hợp tác đầu tư 14 dự án ở khu Đông và Tây thành phố, Vũng Tàu, Khánh Hòa… Nguồn hàng mà chúng tôi đang có đã sẵn sàng cho chiến lược kinh doanh trong 10 năm tới với quỹ đất lên đến khoảng 1.000ha tọa lạc tại những vị trí tiềm năng phát triển BĐS khá rõ ràng, riêng TP.HCM quỹ đất chiếm khoảng 200ha. Về tài chính, ngoài nguồn vốn tự có, chúng tôi may mắn nhận được sự hợp tác của các nhà đầu tư lớn đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Trước đây, Hưng Thịnh thường bắt tay hợp tác với nhiều doanh nghiệp để “giải cứu” dự án chết. Nhưng theo quan sát thì gần đây Công ty chủ yếu mua đứt. Ông có thể lý giải vì sao có sự chuyển hướng này?
Lúc thị trường BĐS lao dốc hay thậm chí gần như “đóng băng”, hàng loạt dự án nhà ở rơi vào trạng thái bế tắc do chủ đầu tư hụt vốn hoặc xây dựng lên nhưng không bán được, Hưng Thịnh được Chính phủ và ngành xây dựng đánh giá cao khi tiến hành “giải cứu” nhiều dự án thành công. Quan điểm kinh doanh của Hưng Thịnh là rõ ràng, minh bạch, độc lập trong mọi chuyện.
Vì vậy, khi đã sở hữu một quy trình khép kín từ đầu tư, xây dựng, thiết kế, nội thất đến bán hàng thì Hưng Thịnh muốn mua đứt dự án để thoát ra những vấn đề mang tính “trói buộc” nhằm tránh gây khó khăn cho quan điểm kinh doanh của chúng tôi. Hưng Thịnh muốn tự phát triển dự án nhằm chủ động kinh doanh theo cách của mình, chăm chút và có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình, chăm sóc khách hàng tốt hơn, đảm bảo dự án xây dựng đúng tiến độ...
Hưng Thịnh có những chính sách gì để hỗ trợ người mua nhà cũng như đẩy mạnh kích cầu trong thời gian tới?
Là một chủ đầu tư lâu năm trong ngành, có nhiều kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm đã được kiểm chứng, vì vậy Hưng Thịnh corp mong muốn hỗ trợ, tiếp sức cho khách hàng nhiều hơn trong việc giải quyết bài toán tiếp cận vốn, thông qua liên kết chặt chẽ giữa chủ đầu tư, ngân hàng với người mua nhà. Chúng tôi nuôi tham vọng làm ra căn hộ rẻ hơn nữa nhưng Nhà nước phải gỡ “nút thắt” tiền sử dụng đất.
Tôi cũng xin được nói thêm là hiện Nhà nước đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư căn hộ giá rẻ cho các đối tượng chính sách, công nhân và người nghèo đô thị. Nhưng thực tế, hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để nộp tiền sử dụng đất áp dụng cho doanh nghiệp vẫn còn khá cao. Nên theo tôi, những khu vực khuyến khích phát triển nhà giá rẻ thì Nhà nước cần nghiên cứu điều chỉnh giảm hệ số K thì mới hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở giá rẻ tại đô thị hiện nay. Ngược lại, ở các khu vực không muốn khuyến khích đầu tư thì hệ số K có thể cao nhằm tránh sự quá tải.
Xin cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ!
Không có nhận xét nào